Bạn đã đọc và tìm hiểu kha khá thông tin liên quan đến việc nuôi chó Samoyed? Bạn muốn cún yêu của mình luôn mạnh khoẻ, vui vẻ? Cùng ghi nhớ thêm những lưu ý sau đây để trở thành người chủ mẫu mực với mọi bé cún nhé!
Lưu ý trong chế độ ăn uống
Dinh dưỡng đối với Samoyed phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của bé. Việc Samoyed còn là một chú cún con hay đã hoàn toàn trưởng thành sẽ quyết định nên cho chúng ăn nhiều hay ít, ăn bao nhiêu mỗi ngày và tập luyện như thế nào cho hiệu quả.
Chó Samoyed con ăn bao nhiêu?
Với chó Samoyed từ 2-3 tháng, bạn nên cho ăn khoảng nửa chén đong thức ăn mỗi lần. Một ngày có thể chia thành 3 bữa sáng – trưa – chiều. Các bữa cách nhau khoảng 5 – 6 tiếng. Thức ăn tuỳ loại, nếu chọn thức ăn hạt khô nên trộn với nước lọc hoặc nước dùng để làm mềm dể tiêu hoá.
Nhiều Samoyed lúc nhỏ không mấy háu ăn. Có bé cần phải dụ và nhử mới bắt đầu ăn. Nên cho thêm nước thịt hoặc mỡ xông khói vào bát thức ăn để tăng thêm mùi vị hấp dẫn, kích thích sự thèm ăn cho cún.
Cho Samoyed trên 3 tháng tuổi ăn
Khi chó Samoyed đạt độ 3 tháng tuổi, chúng thường chỉ cần ăn 2 bữa mỗi ngày. Định lượng mỗi bữa và cách cho ăn có thể áp dụng tương tự như thời gian đầu. Vì chúng chỉ ăn 2 bữa nên mỗi bữa có thể diễn ra vào gần trưa và tối.
Cho Samoyed trưởng thành ăn
Samoyed trưởng thành khi cơ thể lớn tầm 1 tuổi. Lúc này, tốt nhất bạn vẫn nên tiếp tục cho chó ăn 2 bữa một ngày. Một Samoyed trưởng thành khoẻ mạnh điển hình thường ăn từ 2 đến 3 chén thức ăn mỗi ngày. Như vậy, mỗi bữa bạn có thể cho chó ăn 1 – 1,5 chén thức ăn.
Dù những chú chó này đã lớn hoàn toàn, bạn cũng không nên cho ăn quá nhiều. Samoyed sẽ có tuổi thọ cao và hạnh phúc hơn nếu có vóc dáng cân đối và khoẻ mạnh. Nếu nhận thấy Samoyed đang có dấu hiệu tăng cân quá đà, hãy giảm lượng thức ăn mỗi bữa và dẫn bé đi bộ thường xuyên.
Nếu sử dụng thực phẩm tươi hoặc thức ăn thừa của mình cho Samoyed ăn. Chú ý chọn các thực phẩm dễ tiêu hoá, ít mỡ. Các loại thịt gà xé, vụn thịt tách từ xương hoặc thịt bò là món khoái khẩu với những chú chó này.
Lưu ý khi cho Samoyed vận động
Cần kết hợp nhiều bài tập phong phú để Samoyed rèn luyện sức khoẻ một cách tự nhiên. Như Corgi, Samoyed lúc nào cũng tràn ngập năng lượng. Nếu không được giải phóng năng lượng và thấy buồn chán, chúng có thể trở thành kẻ phá hoại mà không một người chủ nào có thể yêu quý.
Muốn chống lại điều này, bạn cần giúp Sam tập thể dục hàng ngày. Các bài tập như: đi bộ hoặc chạy chơi ngoài sân khá thích hợp với giống chó này. Chúng cũng rất vui khi có dịp cùng bạn khi đi bộ đường dài hoặc đạp xe.
Samoyed có bản năng chăn nuôi khá mạnh. Trong quá khứ, chúng không chỉ kéo xe trượt tuyết mà còn giúp con người chăn tuần lộc. Bởi vậy, nếu thả Samoyed chạy chơi trong vườn nhà mà không xích, bạn nên bố trí thêm rào chắn an toàn để tránh trường hợp bé chó chạy lạc ra ngoài.
Hàng rào cần được làm chắc chắn, chiều cao tối thiểu 4 feet để Samoyed không thể tự ý nhảy qua. Khi đã xây hàng rào, tốt nhất Không nên xích chặt Samoyed trong thời gian quá lâu. Bé chó một mình hay chạy nghịch bị vướng xích và khó thở. Có trường hợp dây xích vướng vào cổ đã khiến chúng nghẹt thở và chết.
Nên nuôi Samoyed trong nhà hoặc gần con người
Samoyed sống gần bên con người là tốt nhất. Có lẽ không cần nói quá nhiều về mức độ thân thiện và khả năng hoà nhập với cộng đồng của chúng. Ngược lại, người nuôi cũng có thể lâm vào tình trạng khốn khổ khi đối mặt với những trò tiêu khiển, phá hoại xuất hiện khi con vật bị cô lập hay giới hạn một mình.
Bạn có thể cho Samoyed chơi và gần gũi bên trẻ nhỏ. Cũng có thể xem chúng là bạn đồng hành đi bất cứ đâu. Nếu có thể, bạn nên lắp cửa riêng để Samoyed có thể chủ động đi lại khi cần.
Lưu ý nếu muốn huấn luyện được Samoyed
Nếu không muốn Samoyed tự ý nằm trên giường, đừng quá cưng chiều chúng khi còn nhỏ. Nhẹ nhàng tìm cách uốn nắm và thân thiết với chú cún, biết cách giao tiếp và ra lệnh cho chúng một cách hiệu quả.
Samoyed cần một nhà lãnh đạo hoặc nó sẽ tự đảm nhận vai trò chỉ huy. Để thiết lập quyền lực, bạn chỉ cần thực hiện những việc đơn giản. Ví dụ, hãy luôn bước ra ngoài cửa trước và để con chó đi theo sau. Dạy con chó nhẫn nại chờ tín hiệu trước khi bắt đầu ăn.
Một cách khác để khẳng định vai trò của bạn là luôn chú ý tìm cách gọi Samoyed đến bên mình. Gọi chúng bằng tên, chờ chúng di chuyển, ngồi dậy khi đang nằm trên sàn. Đừng vội vã đến bên chú chó khi cần. Ngoài ra, có thể củng cố vai trò của mình với tư cách là nhà lãnh đạo bằng cách cứng rắn, không chia sẻ giường với Samoyed.
Dấu hiệu một số bệnh của chó Samoyed
Khi Samoyed gặp vấn đề về sức khoẻ, nếu có điều kiện bạn nên đưa chúng đến bệnh viện thú y. Nếu buộc phải tự mua thuốc, nên tránh loại có chứa sulfa hoặc sulfonamides. Cơ thể nhiều Samoyed phản ứng với thuốc có chất này. Đánh dấu vào hồ sơ y tế của cún những lưu ý cần thiết để tránh các phản ứng gây hại cho chó.
Sau đây là một vài dấu hiệu khi cún bị bệnh
Bệnh loạn sản hông
Loạn sản hông sinh ra những bất thường ở khớp hông. Đây là tình trạng sức khoẻ thường xuất hiện đối với Samoyed. Quan sát xương hông và dáng đi của chó. Tiêu biểu nhất là tình trạng cứng khớp, dáng đi không thoải mái, có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ khớp khi Samoyed đi lại.
Bệnh đục thuỷ tinh thể
Kiểm tra mắt Samoyed thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp. Cụ thể, nhãn cầu mắt có thể đổi màu từ đen sang xanh hoặc trắng, tầm nhìn bị suy yếu. Dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp không dễ phát hiện khi quan sát bằng mắt thường. Chó gặp phải vấn đề này có thể xuất hiện vệt màu đỏ trong mắt.
Bệnh tiểu đường
Tương tự như ở người, bệnh tiểu đường ở Samoyed cũng xảy ra khi cơ thể không có khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Tình trạng này có thể khiến Samoyed bị khát nước quá mức. Chúng còn đi tiểu nhiều và sút cân không rõ nguyên nhân.
Đưa Samoyed đi khám thú y bao nhiêu lần?
Samoyed cần được đưa đi khám thú y vài tuần/lần hoặc định kỳ mỗi năm dựa vào từng thời kỳ phát triển cũng như tình trạng sức khoẻ.
Chó con cần được tiêm phòng nhiều bệnh, nên thông thường sau 3 hoặc 4 tuần cần đến trạm thú y 1 lần. Duy trì trong 16 tuần đầu tiên.
Khoảng 6 tháng sau, bạn có thể tiến hành triệt sản (cắt buồng trứng chó cái hoặc thiến chó đực). Các hoạt động này có thể được coi như các cuộc tiểu phẫu và cần những người có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện.
Cuối cùng, những chú chó già trên 1 tuổi, thường chỉ cần kiểm tra, khám thú y 1 năm 1 lần.
=> Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn cách nấu thức ăn cho chó Samoyed đơn giản tại nhà