Tổng hợp thông tin về chó Alaska từ A đến Z

Tổng hợp thông tin về chó Alaska từ A đến Z

Chó Alaska (còn gọi là Chó Alaskan Malamute) là giống chó có vẻ ngoài dũng mãnh, nhanh nhẹn và khá thông minh. Tại Việt Nam, trào lưu chơi chó Alaska được khá nhiều người ưa chuộng. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật mọi thông tin về chó Alaska từ ngoại hình, tính cách, cách chăm sóc và các loại bệnh mà chúng hay gặp phải.

Nếu bạn muốn chú chó Alaska của mình trở nên nghe lời, thông minh hơn có thể xem qua các bài tập huấn luyện chó tại nhà của Trung tâm Trung Đức

Tổng hợp thông tin về chó Alaska từ A đến Z

Nguồn gốc của chó Alaska

Chó Alaska là một nhánh của giống chó sói tuyết Bắc Cực, được biết đến đầu tiên bởi bộ tộc Mahlemut. Sau này, người Eskimo – một trong những bộ lạc du mục của vùng Alaska đã phát hiện được sức bền phi thường của những chú chó Alaska và lai tạo chúng với giống chó có thân hình to lớn khác và hình thành giống chó Alaska to hơn, khỏe hơn, bền bỉ hơn và chịu được tốt hơn thời tiết khắc nghiệt của vùng Bắc Cực phục vụ công việc kéo xe tuyết.

Ngày nay giống chó Alaska trở lên phổ biến. Nó không chỉ được nuôi phục vụ công việc kéo xe tuyết tại vùng Bắc Cực băng giá, mà còn nhanh chóng trở thành giống chó cảnh ở nhiều nơi trên toàn thế giới.

Đặc điểm về ngoại hình

Thân hình

Alaska thuần chủng có chiều cao trung bình từ khoảng 60cm, nặng 30 – 50kg (trong đó dòng Alaska khổng lồ có thể cao tới gần 1m, nặng 80kg). Thông thường, những cá thể Alaska thuần chủng có chân rất lớn, săn chắc để thích nghi với công việc kéo xe tuyết từ xa xưa. Chúng có một tỷ lệ cân nặng chiều cao, khung xương và cơ bắp vô cùng cân đối mang đến cảm giác vững chắc, đồ sộ, tinh ranh thường thấy của chó sói Bắc Cực.

Bộ lông

Bộ lông của giống chó Alaska đa dạng về màu sắc, nhưng điển hình là màu: xám trắng, đen trắng, nâu đỏ và hồng phấn. Ngoài ra, còn có một số cá thể với màu hiếm: trắng bạc, trắng tuyết hoặc Agouti (màu lông xen kẽ rất đều giữa đen, xám hoặc nâu đỏ – trắng). Tuy nhiên, có 2 vùng trên cơ thể mà màu lông không thể thay đổi đó là mõm và 4 chân phải là màu trắng.

Đặc điểm lông của chó Alaska là dày, thô nhưng mềm và bóng, được phân ra thành 2 lớp. Lớp ngoài dài và thô, không thấm nước. Lớp trong dày, mềm và mượt hơn, có cấu trúc như lông cừu giúp giữ nhiệt độ cho cơ thể.

Đầu và mặt

Mặt chó Alaska bành to và bị “gãy” tại điểm trán giao với mũi, lông rậm rạp và xù xì. Tai Alaska to vừa phải, cân đối so với mặt và vành tai có nhiều lông tơ.

Mắt

Mắt chó Alaska có vị trí xiên chéo trên hộp sọ, hình quả hạnh, kích cỡ trung bình. Giống chó thuần chủng chỉ được công nhận là có mắt màu nâu hoặc nâu đen. Tất cả chó Alaska màu mắt khác, phổ biến là màu xanh da trời đều bị cho là chó lai tạp.

Đuôi

Đuôi Alaska hình bông lau xõa đều cong ngược trên lưng, có lông dày và xù xì tăng thêm độ ấm khi ở môi trường Bắc Cực khắc nghiệt.

Kiểu dáng di chuyển

Trong khi di chuyển, giống chó Alaska luôn đứng thẳng, ngẩng cao đầu, 2 mắt mở to và luôn luôn quan sát do chúng rất tò mò, nhanh nhẹn hoạt bát, luôn luôn quan sát tìm hiểu mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Đây cũng chính là những đặc điểm về ngoại hình giúp phân biệt chó Alaska và các giống chó khác cùng loại như Husky hay Samoyed.

Tổng hợp thông tin về chó Alaska từ A đến Z

Đặc điểm về tính cách

Tuy mang nhiều đặc điểm hoang dã của tổ tiên là chó sói tuyết như mạnh mẽ, bền bỉ, tinh nhanh. Nhưng trải qua hàng nghìn năm được thuần hóa của con người, Alaska dần mất đi bản năng hung dữ mà trở nên hiền lành, kiên nhẫn.

Thông minh, nhanh nhẹn

Alaska là giống chó khá thông minh nên có khả năng học tập rất nhanh và rất biết vâng lời. Chúng thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với những vật nuôi khác, không bao giờ tấn công các vật nuôi nhỏ và rất thích được lao động.

Tuy nhiên, với bản tính thích vận động và ưu làm những công việc nặng nhọc nên giống chó này đòi hỏi được tập luyện hàng ngày. Chúng ghét bị kìm hãm, nuôi nhốt như các giống chó khác. Nếu trong một thời gian dài nuôi nhốt, không được thoải mái vận động, chó Alaska sẽ rất dễ bị stress, hay phá phách, thậm chí hung dữ hơn.

Trung thành tuyệt đối

Với bản tính bầy đàn luôn sẵn có trong tiềm thức, nếu được nuôi dưỡng từ bé, chúng sẽ coi chủ nhân của mình giống như cá thể “đầu đàn” và tuyệt đối tuân lệnh, phục vụ và bảo vệ hết mình tất cả những thành viên trong gia đình, lãnh thổ khỏi những gì chúng cho là nguy hiểm, kể cả việc hy sinh cả bản thân mình. Chính vì thế, trên thế giới đã có rất nhiều những câu chuyện cảm động về lòng trung thành, sự hy sinh của những chú chó Alaska trong việc bảo vệ chủ nhân của mình.

Tổng hợp thông tin về chó Alaska từ A đến Z

Cách nhận biết chó Alaska thuần chủng

– Mõm và 4 chân luôn có màu trắng.

– Mắt của Alaska thuần chủng có màu nâu hoặc nâu đen.

– Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ.

– Tai chó Alaska có kích cỡ vừa phải, nhưng luôn nhỏ so với đầu. Đôi tai mang hình dáng tam giác cân nằm cách xa nhau, ở chỏm vành tai hơi tròn, thường hướng nhẹ về phía trước mặt.

– Mũi và mõm chó Alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn. Viền mép ở môi đều phủ kín, che bộ hàm rộng và răng lớn.

– Đuôi của chó Alaska rất dày và rậm lông. Luôn được cuộn tròn trên lưng. Trái ngược với chó Husky thường cụp đuôi lại, chỉ khi đi thì đuôi mới dựng đứng.

huấn luyện chó Alaska

Cách chăm sóc chó Alaska

Khí hậu:

Những chú chó Alaska này khả năng chịu nóng của chúng là rất kém đi cùng với đó là một bộ lông dài hai lớp. Chính vì vậy mà vào trong những ngày thời tiết nắng nóng đây sẽ là một trong những thời điểm chúng cảm thấy khó chịu nhất. Bạn hoàn toàn có thể giúp cho các giống chó Alaska này giữ nhiệt ổn định bằng cách cắt tỉa bớt lông để cho chúng được mát mẻ hơn.

Bên cạnh đó, vấn đề về nước uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đừng bao giờ quên nước uống đối với những chú chó này. Đặc biệt, bạn có thể cho chúng ăn kem vào trời nóng cao độ để giải nhiệt cho chúng.

Thức ăn:

Bạn hoàn toàn có thể cung cấp cho chúng các loại thực phẩm tươi cũng có thể lựa chọn các loại dạng thức ăn viên, tuy nhiên chúng sẽ thích thức ăn dạng viên hơn.

Thành phần chính là protein và thịt bò là món khoái khẩu của chúng. Nếu không đủ khả năng bạn có thể chuyển sang thịt nạc lợn, hột vịt lộn, thịt gà, nội tạng lợn.

Bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại rau củ quả để bổ sung thêm vitamin và giải nhiệt vào khẩu phần ăn của chúng.

Hoạt động:

Như đã nó trên chúng rất hiếu động, vì thế hãy cho chúng vận động thường xuyên nhé. Chạy vòng vòng trong công viên, tập các bài tập nặng nửa tiếng/ ngày để giảm stress cũng như giúp cho chúng có sức khỏe tốt hơn.

Vệ sinh cơ thể:

– Lông dày nên cần chải lông hàng tuần, tắm 2 lần/ tuần và đi spa chăm sóc lông hàng quý.

– Đánh răng 2 lần/tuần, vì chúng hay ăn thịt nên dễ có mùi hôi.

Tổng hợp thông tin về chó Alaska từ A đến Z

Huấn luyện chó Alaska nghe lời với các bài tập

Bạn đã biết được rằng chó Alaska là loài rất là hiếu động và thường xuyên chạy nhảy. Vì vậy nhiều khi muốn chúng có thể ngoan ngoãn nghe lời bạn đôi khi không phải dễ. Vì vậy tốt nhất bạn nên huấn luyện khi chúng còn nhỏ hoặc ngay khi chúng vừa được nhận về.

Bạn có thể dạy chúng với nhiều bài tập khác nhau từ ngồi, nằm, bắt tay, đứng, nhặt đồ …. Các bài tập phải được thực hiện luân phiên thay đổi để chúng không chán mà có thể giải tỏa bớt năng lượng trong người chúng.

Nếu như bạn không có kinh nghiệm trong việc dạy dỗ huấn luyện chó Alaska vậy thì liên hệ ngay với chúng tôi tại Hotline: 0965.898.285

Bạn có thể tham khảo khóa huấn luyện chó Alaska tại Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức

Các loại bệnh thường hay gặp phải trên chó Alaska

Ký sinh trùng

Bệnh viêm tai ngoài do ve Otodectes cynotis là rất phổ biến mà chó, mèo, cáo, thỏ đều có thể nhiễm ve này. Ve sống ở mặt ngoài ống tai, ăn lớp da ký chủ và hút chất bạch huyết ký chủ để sống. Từ đó kích là cho ký chủ ngứa ngáy khó chịu, viêm, tiết dịch và hình thành vãy trong tai.

Dùng một loại dầu như dầu khoáng bôi nhẹ vào ống tai rồi lau để làm sạch tai, chất tiết từ tai sẽ giúp lấy được ve ra. Sau khi làm sạch tai dùng một loại thuốc diệt cái ghẻ như là rotenone, diethyl phtalate, hay pyrethrins để bôi mỗi ba ngày một lần, lập lại trong 4 lần.

Bệnh ve ký sinh trên lông chó Alaska

Ve là một loại ký sinh trên chó, nó không chỉ tranh chấp chất dinh dưỡng của ký chủ mà còn truyền một số bệnh nguy hiểm cho chó.

Ve thường bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ và ở kẻ ngón chân. Nhiễm nặng thì thấy ve bám khắp cơ thể, có khi hàng ngàn ve trên một ký chủ, gây tổn thương sinh ra phản ứng viêm, làm chó ngứa ngày khó chịu, gãi thường xuyên có thể tạo nhiễm trùng thứ phá, áp xe hay loét.

Bệnh giận ký sinh trên lông chó Alaska

Rận ký sinh ở chó phổ biến có 2 loại: Rận ăn lông và Rân hút máu.

– Rận ăn lông: Vòng đời chỉ trãi qua trên ký chủ, con cái đẻ trứng, màu trắng đầu có nắp dính trên lông ký chủ, 5­12 ngày nở thành ấu trùng rồi lột xác 3 lần trong 12­16 ngày để trở thành con trưởng thành.

– Rận hút máu: Rận đẻ trứng trên lông, trứng nở ra thiếu trùng và qua 3 lần lột xác thành con trưởng thành, toàn bộ vòng đời mất 2­3 tuần.

Bệnh giun ở mắt

Chúng thường ký sinh trong túi giác mạc hay trong giác mạc của chó. Bệnh này sẽ khiến chó bị viêm kết mạc và tiết rất nhiều nước mắt, sợ ánh sáng. Trong trường hợp nhiễm nặng có thể gây loét và đục giác mạc. Giun trưởng thành có thể tìm thấy trong túi kết mạc và ấu trùng thường có trong nước mắt.

Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức

Translate »