Chó Husky là một trong những giống chó cảnh cũng đang rất được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Với sự tinh nghịch cùng với dáng vẻ đáng yêu, bộ lông dày càng tăng thêm phần yêu thích. Và sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn mọi thông tin về chó Husky để bạn có thể hiểu hơn về chúng.
Bạn muốn chú chó Husky của mình trở nên nghe lời và ngoan ngoãn thì hãy liên hệ với Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức
Nguồn gốc xuất xứ của chó Alaska
Theo các tài liệu nghiên cứu, chó Husky xuất xứ từ vùng Đông Bắc Siberi nước Nga lạnh giá. Đây là vùng đất đã sản sinh ra rất nhiều loài chó nổi tiếng và sau đó chúng được mang đến các vùng đất Alaska của Mỹ. Từ đây, giống chó này được nuôi để làm việc, kéo xe bởi chúng có khả năng chạy rất nhanh và khỏe. Tuy nhiên, sau đó người dân ở đây đã không nuôi husky để nhằm mục đích đó nữa mà chuyển sang nuôi như một vật nuôi trong nhà. Đến nay, Husky vẫn được xếp vào hạng những vật nuôi đặc trưng của vùng đất Siberi.
Husky được Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ (AKC) công nhận vào năm 1930 với tên gọi “Husky Bắc Cực”. Cho đến tận năm 1991, chúng được đổi tên chính thức thành Husky Sibir với ý nghĩa giống chó này có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Siberia – nước Nga.
Tên gọi đó gắn liền với Husky cho đến thời điểm hiện tại. Còn một tên gọi khác đó là Husky Wooly (hay Wooly Husky) để chỉ dòng chó Husky có xác xuất đã từng qua lai tạo với chó Alaska.
Đặc điểm hình dáng chó Husky
Thân hình và cân nặng chó Husky
Là một trong những dòng chó kéo xe cùng với Alaska, Sammoyed, Husky có bộ lông rất dày và dài. Nhiều người không am hiểu thường hay nhầm lẫn giữa chó Husky và chó Alaska vì hình dáng nhìn qua trông khá giống nhau. Tuy nhiên khi quan sát kỹ hơn sẽ thấy Husky có hình thể nhỏ hơn. Cụ thể con đực cao từ 53 – 58cm, nặng từ 20 – 27kg, còn con cái cao từ 51 – 56cm, nặng từ 16 – 23kg. Mặt husky trông dữ dằn hơn Alaska và lông cũng ngắn hơn nên vì vậy alaska trông to gấp đôi thậm chí gấp 3 lần husky.
Các màu mắt của chó Husky
Mắt husky có hình quả hạnh nhân hơi xếch lên và đặt cách nhau vừa phải. Nhìn vào đôi mắt của chúng toát lên vẻ hoang dã, lạnh lùng như những chú sói hoang.
Màu mắt của husky rất đa dạng, điển hình thường gặp nhất là màu nâu, màu xanh dương, màu hổ phách, xanh lục, xanh lục nhạt, nâu lục… Thậm chí nhiều con lại có 2 mắt 2 màu hay có nhiều con mắt pha trộn nửa xanh nửa nâu trông rất đặc biệt.
Bộ lông của chó Husky
Lông husky cấu thành từ 2 lớp rất dày bởi nguồn gốc của chúng từ xứ lạnh khắc nghiệt. Lớp lông bên trong xoăn nhẹ, dày và mềm như bông, còn lớp lông bên ngoài dài hơn, cứng hơn và thẳng. Lông bên ngoài có thể có 2 màu nên khi nhìn vào chúng có thể thấy 1 vùng lông đổi màu hết trắng sang đen rồi lại trắng. Mỗi năm, lông bên trong của husky sẽ bị rụng 2 lần và thay lông mới.
Bộ lông không chỉ đại diện cho vẻ đẹp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của husky nên người nuôi phải bỏ thời gian chăm sóc lông, chải lông hàng ngày, tránh tình trạng vón cục.
Mũi của chó Husky
Màu mũi của husky quy định theo màu lông. Cụ thể lông màu xám thì mũi màu đen, lông màu đen thì mũi màu nâu, lông màu nâu thì mũi màu đỏ thẫm, lông màu trắng thì mũi màu xám nhạt.
Mũi husky cũng luôn ướt và mát nhưng điều đặc biệt ở đây là những chiếc mùi xinh xắn đó có thể chuyển màu theo thời gian. Đa phần về mùa đông thiếu ánh sáng, mũi của chúng sẽ có màu nâu hoặc hồng, còn về mùa hè lại chuyển về màu ban đầu.
Tai và đuôi của chó husky
Chiếc đuôi của chúng được phủ lông rất dày, phần chỏm màu trắng và hơi cong tạo nên đốm bông trông rất đáng yêu. Khi di chuyển, husky sẽ thả thõng đuôi xuống.
Đuôi chó Husky dày và buông thõng xuống
Tai husky lúc nào cũng vểnh lên, hướng về phía trước và có hình tam giác. Sờ vào phần lông ở tai cảm thấy rất mềm, mượt và êm như nhung.
=> Bạn có thể quan tâm: Những lý do khiến bạn nên sở hữu ngay một em Husky lập tức
Đặc điểm tính cách chó Husky
Husky thông minh và trung thành
Husky là giống chó tương đối thông minh. Chúng được xếp hạng 45 trong danh sách những giống chó thông minh nhất Thế Giới. Chúng nhanh nhẹn và vâng lời. Do đó, việc huấn luyện khá dễ dàng.
Husky cũng giống như Alaska có tập tính sống bầy đàn. Nếu bạn nuôi Husky từ nhỏ, chúng sẽ coi bạn là con đầu đàn tuyệt đối trung thành và tuân theo mệnh lệnh của bạn.
Husky tình cảm và dễ thương
Husky sống khá tình cảm. Chúng đặc biệt yêu quý các thành viên trong gia đình, kể cả những em nhỏ. Chúng cũng không hay gây sự với các vật nuôi khác trong gia đình. Những chú chó Husky chỉ đáp trả nếu bị những vật nuôi đó chiếm lãnh thổ, cướp thức ăn và đe dọa chúng.
Chó Husky dễ thương còn được mọi người yêu thích đặt cho biệt danh Chó Husky có khuôn mặt biểu cảm khi chúng có thể diễn tả được tất cả cảm xúc từ vui, buồn, nịnh nọt, giận hờn, sâu deep, … Bạn có thể nhìn thấy chó Husky cười mỗi khi chúng vui hay thích thú việc gì đó. Điều đặc biệt này không phải giống chó nào cũng có đâu nhé!
Husky tăng động và tinh nghịch
Husky có nguồn gốc là giống chó kéo xe nên chúng luôn dồi dào năng lượng. Đa phần chó Husky đều có dấu hiệu bị tăng động, phá phách khi bị nuôi nhốt trong không gian nhỏ như căn hộ, chung cư, … Do đó, nếu bạn nuôi Husky thì nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề cho chúng ra ngoài chạy nhảy thường xuyên để giảm bớt năng lượng thừa nhé!
Cách chăm sóc chó Husky
Chế độ ăn uống cho chó husky
Thức ăn dành cho Husky được chia làm 3 loại: thịt, rau củ quả, các loại hạt. Cụ thể như sau:
- Về thức ăn là thịt thì không nên cho husky ăn những loại thịt đã bị thiu, có mùi tanh hoặc đã để quá lâu. Thay vào đó hãy cho chúng ăn cổ gà, ức gà để cung cấp canxi, đồng thời cho thêm trứng vịt lộn để lông chúng mượt mà hơn. Tuy nhiên chỉ cho ăn mỗi tuần 3 – 5 quả vì nếu ăn nhiều quá sẽ dẫn đến tiêu chảy và hơn hết là khiến chúng kén ăn, chảnh ăn.
- Về thức ăn là rau củ quả thì cà rốt là loại tốt nhất vì chứa nhiều vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tiêu hóa của husky. Nhất là ở giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi có thể trộn cơm cùng cà rốt và cổ gà cho husky ăn trong các bữa.
- Về thức ăn là các loại hạt, hãy tới các địa chỉ cung cấp hạt cho cún uy tín để được tư vấn chính xác loại hạt phù hợp ở từng độ tuổi nhé.
Tùy vào độ tuổi mà chế độ ăn uống khác nhau, cụ thể sau khi tách đàn, tức khoảng 2 tháng tuổi đến 5 tháng thì mỗi ngày phải đảm bảo cún được ăn 4 bữa. Sau đó đến 1 năm tuổi thì 3 bữa sáng, trưa, tối. Khi đã từ 2 tuổi trở lên thì chỉ cho ăn 2 bữa mỗi ngày là đủ.
Hãy lưu ý cho husky ăn đúng thời gian, đúng bữa chứ không được cho ăn một cách vô tổ chức. Và đặc biệt sau khi chúng ăn xong bạn phải cất bát đi dù còn thức ăn thừa để tránh tạo thói quen ăn lâu la và làm mất vệ sinh cũng như gây bệnh tật do thức ăn bị ôi thiu. Sau mỗi bữa ăn của chúng bạn phải rửa sạch bát và cất gọn vào một chỗ.
=> Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nuôi dưỡng chó Husky và một số điều cần lưu ý
Chế độ tập luyện dành cho chó Husky
Dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên chắc chắn dành 25-30 phút mỗi ngày để chó Husky vận động. Việc làm này giúp Husky giải phóng năng lượng thừa, tránh việc phá phách lung tung trong nhà bạn. Bạn có thể áp dụng một số bài tập như sau:
- Dẫn chúng đi dạo mỗi ngày.
- Cho chúng chạy bền 5-6 km bằng cách cho chạy theo xe đạp của bạn.
- Buộc dây kéo vào xe đạp hoặc lốp ô tô cho chúng kéo. Husky là giống chó kéo xe, do đó, chúng cực kì thích các bài tập nặng.
- Nếu quanh nhà bạn có bể bơi, sông, hồ thì có thể cho chúng đi bơi. Đây là phương pháp luyện tập khá tốt.
Vào những ngày nắng nóng, bạn chú ý không được đưa Husky ra ngoài vào buổi trưa. Bạn có thể cho chúng thực hiện các bài tập đi dạo hay chạy bền vào sáng sớm hoặc tối muộn, lúc nhiệt độ trong ngày hạ thấp nhất.
Nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc huấn luyện chó Husky. Vậy thì hãy liên hệ đến Hotline: 0965.898.285 – Trung tâm Trung Đức. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những khóa huấn luyện tốt nhất.
Các loại bệnh Husky thường mắc phải
Bệnh cảm cúm
bệnh này thường xảy ra khi husky còn nhỏ, nhất là về mùa đông sau khi tắm. Nếu có triệu chứng xuống sắc, lười ăn, thân nhiệt nóng, kết mạc đỏ lên, bị ho, nước mũi có chất nhờn, nhịp thở tăng thì hãy cho chúng không gian yên tĩnh để dưỡng bệnh, uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể.
Bệnh táo bón
Bệnh táo bón do ăn thức ăn có lẫn tóc hoặc do môi trường sống thay đổi… Khi bị táo bón chúng sẽ sủa lên vì đau và hay nôn mửa, phân bị vón cục ở trực tràng. Lúc này bạn phải làm thông ruột cho chúng sau đó cho vận động nhẹ, trộn thức ăn hợp lý và cung cấp nước đầy đủ.
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hóa do ăn uống sai cách, khi no quá khi lại đói quá hoặc do chất lượng thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Lúc này nước tiểu và phân của chúng sẽ có tạp chất, chúng sẽ bị đau bụng nhẹ và sẽ chui vào những chỗ tối để nằm, bụng chướng lên, lưỡi xuất hiện nấm màu vàng, cơ thể bị mất nước. Hãy ngừng cho chúng ăn trong 1 ngày và sau đó cho ăn các món dễ tiêu như cháo, rau, canh cùng với thuốc trợ tiêu hóa. Để phòng bệnh này, hãy cho cún ăn đúng giờ, đúng phần, thức ăn nấu chín, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thi thoảng cho ăn thêm trái cây.
Bệnh giun đũa
Bệnh giun đũa do giun ký sinh trong ruột non và dạ dày. Bệnh này hay gặp đến chó nhỏ từ 1 – 3 tháng tuổi và sẽ khiến chúng bị gầy gò, không chịu ăn, nôn mửa, khó tiêu hóa, táo bón và thậm chí co giật. Hãy để ý trong phân và thức ăn cún nôn ra lúc này sẽ có giun đũa. Để phòng ngừa giun đũa hãy khám và xổ giun định kỳ cho chó con mỗi tháng 1 lần, khi đã trưởng thành thì 3 tháng 1 lần. Còn nếu đã mắc phải thì lập tức xổ giun và vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của chúng.
Ngoài các bệnh điển hình trên, husky cũng dễ mắc các bệnh phổ biến ở chó như ghẻ, bọ chét, bệnh dại, rụng lông, ngộ độc thức ăn, các bệnh về đường tiêu hóa như Parvo, Carre và các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi…
=> Tham khảo thêm: Những loại bệnh thường hay gặp ở chó Husky bạn cần biết